Nhiều thực phẩm quen thuộc, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể nhưng lại có tác dụng “ngược” đến sức khoẻ nếu trẻ ăn khi đói. Cụ thể, chúng dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày của các bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi đói, bố mẹ nên chú ý. 

1. Sữa

Đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều gia đình khi thấy con đói ngay lập tức cho trẻ bổ sung sữa. Tuy nhiên, việc uống sữa lúc đói sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn là các chất dinh dưỡng đồng thời gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. 

Hơn nữa, khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa. Các loại sữa nói chung, bao gồm cả sữa đậu nành, sữa chua đều có hại khi trẻ đang đói.


 



Bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua sau khi ăn 2 tiếng hoặc trước khi ngủ, vừa tăng cường miễn dịch mà còn bổ sung thêm nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

2. Khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc, cần thiết và được nhiều người ưa thích. Khoai lang không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe của trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

Tuy nhiên trẻ ăn khoai lang khi đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày gây nên cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…





Chỉ nên cho trẻ em ăn khoảng 100 gram khoai lang một ngày. Ngoài cho trẻ ăn khoai lang, bố mẹ cần chú ý bổ sung rau xanh, trái cây vào trong khẩu phần ăn mỗi bữa và pha sữa với đủ lượng nước theo đúng hướng dẫn. Đặc biệt, nguồn lương thực chính của trẻ vẫn là gạo, các loại đậu và khoai chỉ là nông sản phụ đi kèm vì thành phần dưỡng chất không thể bằng gạo.


Đọc thêm:

http://nuoiconngoan.com/tinh-dau-tram-la-gi-tat-tan-tat-ve-cong-dung-cua-tinh-dau-tram/

3. Một số loại trái cây

Một số loại trái cây trẻ cần tránh khi trẻ bị đói là chuối, cam, quýt, hồng, dứa. Ăn vào khi đói có thể khiến trẻ thấy đầy bụng, bức bối, ợ chua. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, tổn thương dạ dày, dễ dẫn đến sỏi thận.

– Trong chuối có chứa nhiều magiê, ăn chuối lúc đói sẽ khiến magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.

– Dứa chứa nhiều enzyme mạnh, ăn dứa lúc bụng “rỗng” sẽ làm tổn thương dạ dày, khiến cơ thể nôn nao, khó chịu và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Bởi vậy, tốt nhất nên cho bé ăn loại quả này sau bữa ăn mới hấp thụ được tốt.





– Hồng chứa nhiều axit tannic và pectin, phản ứng với axit trong dạ dày và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sỏi thận. Vì thế, mẹ nhớ cẩn thận khi cho trẻ ăn lúc đói.

– Trong cam, quýt có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid… nên ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày. Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.

4. Đồ lạnh

Ăn đồ lạnh khi bụng đói sẽ làm tăng sức nặng cho dạ dày, buộc dạ dày co bóp liên tục và bị đau dạ dày. Lâu dần, cơ thể cũng dễ bị nhiễm bệnh và suy yếu hơn thông thường.





5. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo là món đồ ăn vặt ưa thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, kẹo chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều lúc đói sẽ khiến cơ thể trong một thời gian ngắn không thể tiết ra đủ lượng insulin để duy trì lượng đường bình thường trong máu, làm cho lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khoẻ.


Đọc thêm tại: https://tinraovatonline.net/